Hệ điện cực Đo sâu điện thẳng đứng

Trong các phép đo thăm dò điện trở, bố trí các điện cực, thường được gọi là cấu hình đo, với các hệ điện cực (Electrode array) khác nhau. Lịch sử phát triển thăm dò điện trở dẫn đến lựa chọn một số kiểu bố trí hệ cực hay dùng, là:

  • Schlumberger
  • Wenner alpha
  • Wenner beta
  • Wenner gamma
  • Cực - cực (Pole-pole)
  • Cực - lưỡng cực (Pole-dipole)
  • Lưỡng cực - lưỡng cực (Dipole-dipole)
  • Lưỡng cực xích đạo (Equatorial dipole-dipole)
  • Gradient trung gian: Trước đây hay dùng ở Việt Nam.

Trong đo sâu điện thường đo với là hệ "4 cực đối xứng Schlumberger", trong đó:

  • "Điểm đo" O nằm ở giữa;
  • Điện cực A và B, M và N đối xứng nhau qua điểm đo O;
  • Khoảng cách r M N {\displaystyle r_{MN}} bằng cỡ 0,1 đến 0,2 r A B {\displaystyle r_{AB}} .
  • Khoảng cách AB/2 tăng từ giá trị đầu tiên, theo hệ số cỡ 1,5 đến lớn nhất. Ví dụ trong đo tìm kiếm nước ngầm đến độ sâu 100 m thì thường dùng AB/2 = (1,5; 2,5; 4; 5,5; 7; 10; 15;... 150; 250; 400) m.

Kết quả đo sâu điện được biểu diễn trên giấy logarith với trục ( ρ k {\displaystyle \rho _{k}} , AB/2). Để phân tích ra các "lớp điện -địa chất" thì đường cong ( ρ k {\displaystyle \rho _{k}} , AB/2) được vẽ trên "giấy can" (giấy bóng mờ), rồi so trên tập đường cong mẫu (gọi là palette) để chọn ra phân lớp phù hợp. Công việc này lệ thuộc cảm tính và kinh nghiệm của người phân tích.

Kết quả giải ngược Mặt cắt ảnh điện 2D bằng ZondRes2DDòng phát IAB và điện áp đo UMN trong các máy đo hiện nay

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đo sâu điện thẳng đứng http://simfem-en.blogspot.com/p/vesstudy.html http://www.iris-instruments.com/syscal-pro.html http://www.dot.ca.gov/hq/esc/geotech/gg/geophysics... http://www.resistivity.net http://dgmv.gov.vn/index.php/gioi-thieu-don-vi/lie... http://igp-vast.vn/index.php/vi https://www.agiusa.com/ministing https://www.dmt-group.com/de/produkte/geomesssyste... https://mountsopris.com/ql40-elog-electrical-resis... https://web.archive.org/web/20091122164806/http://...